Posts

Showing posts from September, 2017

Làm thế nào để làm việc trong ngành Chuỗi Cung Ứng - SCM ?

Image
Bạn đam mê hoặc đang tò mò về ngành Chuỗi Cung Ứng - SCM , bài viết này sẽ tổng hợp lại một số thông tin cho bạn để chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng mềm cũng như chuyên môn cần thiết để có thể hòa nhập vào môi trường trong ngành. Một ngày làm việc điển hình Một ngày làm việc của bạn sẽ phụ thuộc vào bộ phận nào của chuỗi cung ứng mà bạn làm, và vị trí của bạn trong bộ phận đó. Bạn có thể ngồi trong phòng làm việc hôm nay hoặc lái xe tới kho bãi vào ngày khác. Nếu bạn làm trong bộ phận dự đoán số lượng sản xuất, bạn phải liên tục tính toán và dự báo nhu cầu hàng hoá để tính được giá bán, chi phí sản xuất và số lượng sản xuất. Nếu bạn làm trong bộ phận thu mua, bạn phải tìm tới các nhà cung cấp và thương lượng về giá cả hay số lượng nguyên liệu. Nếu bạn làm trong quản lý kho bãi, bạn phải sắp xếp lịch bốc dỡ hàng hay các chuyến xe sao cho mọi thứ đều đúng tiến độ. Đặc thù của công ty bạn làm việc cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của bạn. Nói chung có ba loại công ty...

Các mảng chính của Quản Lý Chuỗi Cung Ứng - SCM

Image
Quản lí chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là quản lý tất cả hoạt động luân chuyển sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, từ những khâu ban đầu như thu mua nguyên liệu thô cho đến khâu đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Tất cả các giai đoạn trong chuỗi cung ứng liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Mục tiêu cuối cùng của Quản Lý Chuỗi Cung Ứng là đưa đúng sản phẩm, đúng số lượng đến với đúng khách hàng vào đúng thời điểm và đúng địa điểm bằng cách hiệu quả nhất có thể, khách hàng ở đây có thể là người tiêu dùng cá nhân (mua cho bản thân sử dụng) hoặc doanh nghiệp (mua để tiếp tục bán lại cho doanh nghiệp khác). Quản Lý Chuỗi Cung Ứng hiệu quả rất quan trọng với sự thành công của công ty cũng như sự hài lòng của người dùng. Gia tăng hiệu quả Quản Lý Chuỗi Cung Ứng có thể cắt giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ví dụ, nếu bạn tìm được nhà cung cấp rẻ hơn, chi phí nguyên liệu của bạn sẽ rẻ hơn. Nếu bạn giao hàng dự đoán đúng số lư...

Incoterms 2010 – Cách nhớ nhanh các điều kiện

Image
Cách nhớ 11 điều kiện Incoterms 2010 11 điều kiện của Incoterms 2010 được phân thành 4 nhóm, bạn nên nhớ câu  “Em Fải Cố Đi”  – 4 từ đầu của câu chính là 4 điều kiện thương mại trong incorterm 2010: E,F,C,D. Hoặc các bạn có thể nhớ theo sơ đồ bóng đá 1-3-4-3 trong đó E là thủ môn,F là hậu vệ,C là tiền vệ còn D là tiền đạo.Cụ thể để nhớ từng nhóm, ta có cách như sau 1. Nhóm E-EXW-Ex Works-Giao hàng tại xưởng Giờ tôi có một món hàng, tôi muốn bán và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó, từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu… nghĩa là rất lười và không có chút trách nhiệm gì về thủ tục thì đó là điều kiện nhóm E .Vậy nhé, khi nào mình muốn bán hàng và chẳng muốn làm thủ tục gì hãy nhớ đến nhóm E 2. Nhóm F Trong nhóm F có 3 nhóm là  FOB, FCA, FAS . Vậy bí quyết để nhớ khi cần đến nhóm F là thế nào? Hãy nhớ F là free nghĩa là không có trách nhiệm, vậy không có trách nhiệm với gì, không có trách nhiệm với việc vận ...

Sự khác biệt giữa Logistics & Supply Chain ?

Image
Hiện nay, rất nhiều người vẫn đang thắc mắc về: Sự khác biệt giữa Logistics và Supply Chain (SCM). Vấn đề này vẫn đang được tranh luận khá nhiều. Các lập luận được chia thành 4 quan điểm riêng biệt. Quan điểm về sự khác nhau giữa Logistics và Supply Chain – Traditionalist perspective:  Những người phân tích dựa trên quan điểm này thì cho rằng: SCM chỉ là 1 phần nhỏ của Logistics. Và SCM thường được xem như là “Logistics bên ngoài phạm vi công ty”. – Relabeling perspective:  Quan điểm này cho rằng SCM đơn giản là “tên khác” của Logistics. Đây là cách nhìn phổ biến trong những tổ chức, nơi mà tên chức vụ & trách nhiệm của “Logistics Manager” & “Supply Chain Manager” có thể sử dụng thay thế được cho nhau. – Unionist Perspective:  Logistics là 1 phần của SCM. Với việc, SCM là 1 cross-function, bao gồm: + Customer Relationship Management (Quản lý quan hệ khách hàng) + Customer service (Dịch vụ khách hàng) + Demand Management (Quản lý nhu cầu) + Ord...